Cập Nhật

Friday, May 6, 2016

Quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ

Quá trình một bà mẹ mang thai là 9 tháng 10 ngày. Mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày con yêu lớn lên từng chút một cho đến khi con chào đời. 

Hình minh họa
1, Quá trình phát triển của thai nhi ngay tháng đầu tiên

Hình minh họa

Quá trình thụ thai xảy ra khi tinh trùng gặp trứng. Lúc này các mẹ chưa biết được là mình đang mang thai đâu. Phải đến tuần thứ 4, thứ 5 khi các mẹ mất kinh và có một vài triệu chứng nghén thì lúc đó các mẹ mới đoán ra có một sinh linh bé bỏng đang nằm trong bụng mình.

Tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Vì vậy, khi các cặp vợ chồng quan hệ vào những ngày rụng trứng thì có khả năng có thai là rất cao và tuổi thai cũng sẽ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối. Người mẹ mang thai là 9 tháng 10 ngày và được tính là 40 tuần. Nhưng các mẹ có thể sinh sớm hoặc muộn hơn một chút nhé.

2, Quá trình phát triển của thai nhi vào tháng thứ 2

Hình minh họa
Đến tháng thứ 2, phôi thai đã là một khối lớn các tế bào, một hình dạng khác biệt đã từ từ được hình thành. Ống thần kinh sẽ hình thành nên ống xương sống và não bộ (được gọi là dãi thần kinh sơ khởi) chạy dài từ đỉnh cho đến đuôi của phôi thai, phần đầu của ống thần kinh này sẽ trải phẳng ra và hình thành nên phần não trước của thai nhi.

Baby đáng yêu của các mẹ lúc bấy giờ chỉ dài khoảng 1,5cm, ước tính bằng một quả nho. Tuy nhỏ nhưng các cơ quan như: Mí mắt, đôi tai, tay, chân… cũng bắt đầu hình thành và dài ra rồi đấy. Và tháng này các mẹ sẽ nghén nhiều lắm, và thích ăn một số đồ mà trước kia các mẹ không thích ăn.

3, Quá trình phát triển của thai nhi vào tháng thứ 3

Hình minh họa
Ở tuần lễ thứ 10, tất cả các cơ quan nội tạng của bé hầu như đã được hình thành đầy đủ và bắt đầu hoạt động một cách nhịp nhàng với nhau. Não bộ phát triển với tốc độ rất nhanh vào tuần lễ này, có khoảng 250.000 tế bào thần kinh mới được sản sinh ra mỗi một phút!

Từ tuần 11 đến tuần 12 là hai tuần hoàn thiện khuôn mặt của bé. Lúc này đi siêu âm bạn sẽ thấy được khuôn mặt đáng yêu của con mình. Các cơ quan sinh dục cũng bắt đầu hình thành và phát triển. Não bộ và các cơ quan bên trong cũng được hoàn thiện dần dần.

Thai nhi 12 tuần dài khoảng 5 cm và bắt đầu biết cử động. Mẹ bầu có thể dần dà cảm nhận được sự hiện diện diệu kỳ của con ở đầu tử cung, trên xương mu. Đến tuần 12 mẹ đi khám thai định kì và xét nghiệm các dị tật cảu thai nhi. Và các mẹ vẫn còn nghén nhé.

4, Quá trình phát triển của thai nhi vào tháng thứ 4


Hình minh họa
Thai nhi lúc này dài khoảng 11 đến 11,5 cm và nặng gần 100 gram. Cảm nhận về  đầu tử cung bên dưới rốn khoảng 4,5 cm đã trở nên khá rõ ràng. Mắt bé đã có thể chớp và tim cùng với các mạch máu đã hoàn toàn định hình. Các ngón tay và ngón chân của bé cũng đã có vân.

Bé đã có thể cho tay vào miệng và mút một cách ngon lành. Da của bé được phủ một lớp lông măng mềm mịn để bảo vệ da. Vào lần khám thai này các mẹ có thể biết được chính xác giới tính của thai nhi. Và thời kì này mẹ đã hết nghén rồi nhé.
5, Quá trình phát triển của thai nhi vào tháng thứ 5

Hình minh họa
Bé giờ đây được bao phủ bởi một lớp chất nhầy được gọi là chất gây, phủ khắp cơ thể bé để bảo vệ da bé khỏi bị trầy sướt và nhiễm khuẩn cho đến lúc sinh.

Trái tim của bé hoàn thiện dần và có nhịp đập nhanh hơn. Lúc này bé cần nhiều canxi để xương phát triển cứng cáp. Tai của bé cũng thính hơn và “nhất cử nhất động” của mẹ bé đều nghe thấy hết. Con yêu của bạn bắt đầu biết cảm thụ âm nhạc rồi đấy.

Thai nhi vào thời điểm 20 tuần tuổi nặng gần 300gr và dài hơn 15cm. Bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận  được những cái cựa quậy, đạp chân, duỗi tay của bé. Đến tháng này mẹ đã tăng cân nhiều và cảm thấy nặng nề hơn.

6, Quá trình phát triển của thai nhi vào tháng thứ 6

Hình minh họa
Thai nhi giờ đây đã nặng hơn 600 gram và phản hồi với các thanh âm bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Bạn có thể cảm thấy nghén khi bé nấc. Với tai trong đã phát triển đầy đủ, bé đã có thể cảm nhận được sự đảo ngược của bé bên trong dạ con. Và đến 21 tuần mẹ lại nên đi xét nghiệm dị tật thai nhi một lần nữa.

Các bà mẹ nên dành thời gian trò chuyện với bé, cho bé nghe nhạc, kể chuyện… bé đều nghe và cảm nhận được hết đấy. 

7, Quá trình phát triển của thai nhi vào tháng thứ 7

Hình minh họa
Thai nhi nặng khoảng hơn 1kg và thay đổi vị trí thường xuyên vào thời điểm này. Vào tuần thai thứ 28, tức là mẹ bầu đang ở cuối tam cá nguyệt thứ 2 và chuẩn bị “cán đích”, nguy cơ sinh non rất dễ xảy ra. Mẹ bầu nên cực kỳ cẩn thận với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mình để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ lẫn con. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, ngay lập tức báo với bác sĩ để được thăm khám.

Bé được 28 tuần tuổi đã có thể cảm nhận được cảm xúc của người mẹ. Lúc này, người mẹ cần cân bằng cảm xúc, luôn vui vẻ, hạnh phúc, yêu đời để con yêu cũng được hưởng thụ cảm giác tuyệt vời đó nhé!

8, Quá trình phát triển của thai nhi vào tháng thứ 8

Hình minh họa
Tháng thứ 8 là mẹ đã mang thai được 32 tuần tuổi rồi đấy. Thai nhi nặng gần 2 kg và thường xuyên di chuyển xung quanh. Da của em bé ít có nếp nhăn hơn do có một lớp chất béo bắt đầu hình thành dưới da. Từ thời điểm này cho đến khi sinh, thai nhi sẽ đạt thêm nửa trọng lượng tương tự lúc chào đời. Đây là lúc bạn nên hỏi bác sĩ cách làm biểu đồ chuyển động của bào thai. Hầu hết các mẹ bầu đều đi khám bác sĩ mỗi hai tuần ở giai đoạn này của thai kỳ.

Thêm một lưu ý về cơ thể mẹ bầu ở tuần thai thứ 32. Bạn có thể nhận thấy chất lỏng màu vàng rỉ ra từ vú. Đó chính là sữa non, và đó là dấu hiệu cho thấy ngực của bạn đã sẵn sàng cho “công tác” sản xuất sữa nuôi bé. Đừng quên tham khảo thêm thông tin về những bí kíp tăng sữa mẹ.

9, Quá trình phát triển của thai nhi vào tháng thứ 9

Hình minh họa
Sự khác biệt về kích cỡ của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như giới tính, số lượng các bé khi mang thai, và kích thước của cha mẹ. Chính vì vậy mà tỷ lệ tăng trưởng tổng thể của bé cũng quan trọng như kích thước thực tế. Trung bình, một em bé ở giai đoạn này “cao” khoảng 47 cm và nặng gần 2,7 Kg. Não phát triển rất nhanh. Phổi phát triển gần như đầy đủ. Lúc này đầu của thai nhi thường nằm ở vị trí xương chậu. Khi đã qua 37 tuần, việc mang thai và các giai đoạn phát triển của thai nhi có thể được xem là “đến hạn”.

Ở tuần thứ 37 bé đã có thể chào đời. Tuần thứ 40 đầu của bé chúi xuống sẵn sàng cho cơn “vượt cạn” của mẹ. Các mẹ có thể sinh trước hoặc sau một vài tuần. 

Đó chính là quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Chúc mẹ nào cũng mẹ tròn con vuông, gia đình hạnh phúc.

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Sức khỏe Mẹ và Bé online