Cập Nhật

Tuesday, March 22, 2016

Viêm âm đạo không chỉ do... mất vệ sinh

Viêm âm đạo là bệnh phổ biến và rất hay gặp đối với phụ nữ, nhất là những phụ nữ đã có quan hệ tình dục.

Tình trạng bệnh có thể nhẹ, có thể tự chẩn đoán, tự điều trị, tự khỏi nhưng cũng có thể nặng, có thể có những biến chứng xấu như ung thư tử cung, vô sinh...

Trong các nguyên nhân, viêm âm đạo do nấm Candida (albican hay non-albican), trùng roi Trichomonas vaginalis và tạp khuẩn (bacterial vaginosis) là nguyên nhân thường gặp nhất, có thể tới 90% các trường hợp viêm âm đạo.

Ảnh minh họa
Âm đạo có cấu trúc là ống cơ - sợi, lót bởi lớp niêm mạc là biểu mô lát tầng không sừng hóa. Các tế bào bề mặt của biểu mô có chứa nhiều glycogen. Lớp biểu mô chịu ảnh hưởng tình trạng nội tiết sinh dục.

Dịch tiết âm đạo bao gồm: dịch tiết từ lòng tử cung, cổ tử cung và các tuyến vùng âm hộ, các tế bào bề mặt bị bong tróc của biểu mô âm đạo, phần dịch thẩm thấu từ các lớp phía dưới biểu mô lát niêm mạc âm đạo.

Môi trường âm đạo không phải là môi trường vô khuẩn, vì vậy viêm âm đạo thường xảy ra khi vi khuẩn thường trú âm đạo bị biến đổi do tác nhân bên ngoài đưa vào (nhiễm vi sinh từ ngoài) hay do thay đổi môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh hoạt động.

Ngoài ra, viêm âm đạo còn do sử dụng các thuốc điều trị bệnh như kháng sinh, thuốc nội tiết; hay do chưa biết cách thụt rửa âm đạo, dùng dụng cụ tránh thai, đang có thai...

Khi thấy các triệu chứng ngứa, đau mỗi khi giao hợp, khí hư có màu, mùi bất thường, âm đạo chảy máu... thì hãy tới các bác sĩ sản khoa để được tư vấn làm xét nghiệm.

Phải tuân thủ theo chỉ dẫn, cách dùng thuốc của bác sĩ, không nên để âm đạo bị viêm kéo dài, mắc đi mắc lại nhiều lần vì rất có thể bạn gặp các biến chứng khôn lường và ảnh hưởng tới chuyện chăn gối.

                                                                                       Theo BS Thanh Sơn - Sức khỏe và Đời Sống

Post a Comment

 
Copyright © 2014 Sức khỏe Mẹ và Bé online