Cập Nhật

Sức khỏe

4 điều phụ nữ mang thai cần tránh

Trong quá trình mang thai, thì sức khỏe bà bầu vô cùng quan trọng. Vì bà bầu không còn là giữ sức khỏe cho bản thân mà còn có cả em bé trong bụng.

Dinh dưỡng cho trẻ mắc tay chân miệng

Tay chân miệng đang ở thời điểm "đỉnh" dịch. Do đó, ngoài việc phòng tránh, người lớn cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chữa mồ hôi trộm

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cơ thể trẻ tự sản xuất vitamin D, Vitamin D được tổng hợp khi ánh nắng buổi sáng chiếu vào da của bé sẽ giúp trẻ hấp thụ khoảng 80% vitamin D vào cơ thể bé.

Húng chanh trị chứng ho thông thường, ho có đờm

Ngày xưa ông cha ta đã dùng lá húng chanh để tinh chế dầu húng chanh rất thơm đặc biệt chữa các bệnh cho trẻ sơ sinh như ho khan, ho có đờm, ho nhiệt, viêm họng và khản tiếng.

Thực phẩm mà mẹ bầu nên tránh khi mang thai

Trong đu đủ xanh và đu đủ chưa chín hẳn, có chứa rất nhiều enzym và mủ có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sẩy thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Mang thai

Câu chuyện đời sống

Dinh dưỡng cho bé

Thời trang

Friday, June 10, 2016

Cách chữa viêm amidan khi bé bị sốt.

Khi bị viêm amidan cả người lớn và trẻ nhỏ thường có những triệu chứng sốt, người mệt mỏi nhất là đối với trẻ nhỏ. Vậy khi trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày và cách chữa viêm amidan cho trẻ như thế nào?


Hình minh họa
Khi trẻ bị viêm amidan, Cha mẹ thường thấy trẻ có dấu hiệu bị sốt, đau họng, khó ăn, hay nôn chớ... nên cha mẹ rất lo lắng không biết trẻ bao lâu sẽ khỏi sốt và làm thế nào để chữa viêm amidan. Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc viêm amidan sốt mấy ngày và cách chữa viêm amidan cho trẻ.

- Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày?

Amidan hay amidan khẩu cái là hai khối lympho nằm ở hai bên họng miệng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ, chủ yếu là do vi khuẩn và virut. Vi khuẩn gây bệnh thường là liên cầu hay tụ cầu, cá biệt là liên cầu đa huyết beta nhóm A rất nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng tới người bệnh. Ngoài ra các nguyên nhân như thay đổi thời tiết, độ ẩm, khói thuốc lá hay hóa chất... cũng có khả năng làm trẻ bị viêm amidan.

Khi bị viêm amidan, trẻ thường có những triệu chứng như cuống họng viêm và đau, sốt, thấy khó chịu khi nuốt, các hạch amidan bị sưng phồng và đỏ lên. Các bé thường sốt từ 1-3 ngày và các triệu chứng trên nếu được điều trị tốt cũng sẽ hết trong vòng 3 ngày nên các phụ huynh cũng không cần lo lắng quá nhé.

- Cách chữa viêm amidan

Khi thấy trẻ có dấu hiệu của viêm amidan tốt nhất là bạn nên cho bé tới bệnh viện chuyên khoa để khám thay vì để bé uống hạ sốt ở nhà. Bệnh nhi sẽ được dùng kháng sinh thích hợp tùy theo nguyên nhân gây viêm. Cho trẻ nghỉ ngơi, uống nhiều nước và những đồ ăn mềm, lỏng. Tránh cho trẻ ăn đồ cay nóng.

Bên cạnh việc điều trị bằng kháng sinh có thể cho trẻ sử dụng thêm thuốc hạ sốt, chống viêm, giảm phù nề và ho. Cho trẻ súc miệng hàng ngày với dung dịch kiềm loãng hoặc nước muối để sát khuẩn giúp việc điều trị viêm amidan nhanh chóng hơn

Nếu như bé bị viêm amidan mãn tính kéo dài, tái phát nhiều lần, có tiền sử viêm tấy amidan, xuất hiện hội chứng ngưng thở khi ngủ hay viêm cầu thận cấp do biến chứng của bệnh thì cần cắt amidan theo sự chỉ định từ bác sĩ.

Wednesday, June 1, 2016

Những thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho bé

Thực phẩm dinh dưỡng là nguồn nuôi dưỡng lớn nhất cho bé phát triển. Thực phẩm dinh dưỡng đầu tiên khi bé chào đời là sữa mẹ và sau đây là các thực phẩm có mặt trong bữa ăn hằng ngày của bé.

1. Thực phẩm dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho bé

Nguồn thực phẩm có tác dụng chính trong việc tăng sức đề kháng, tạo hệ miễn dịch cho trẻ. Các nguồn thực phẩm như thịt, cá, các loại hải sản, sữa chua, trái cây, rau xanh có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ khỏi các dịch bệnh, các bệnh về não, đường ruột…

Thịt nạc có khả năng tăng cường hệ thống chống lại bệnh tật cho cơ thể. Thịt nạc chứa lượng lớn protein để duy trì sức khỏe trẻ và giúp các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng.

Các loại rau xanh và củ quả chứa hàm lượng vitamin cao giúp trẻ em phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm trong những ngày thời tiết chuyển mùa.

Hình minh họa
Sữa là thực phẩm dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

Mỗi loại thực phẩm lại có tác dụng hỗ trợ cơ thể trẻ đề kháng một số bệnh khác nhau. Ví dụ sữa chua chứa các vi khuẩn có lợi gọi là probiotic giúp trẻ chống lại các bệnh về đường ruột như tiêu chảy, táo bón ở trẻ…

Để con khỏe khoắn và kháng cự tốt với các loại bệnh tật mẹ nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm. Hệ miễn dịch của cơ thể trẻ phụ thuộc vào kẽm giúp phòng chống nhiễm bệnh. Các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, hàu, cá thu, cá mòi, cá hồi…

Thực phẩm dinh dưỡng giúp bé cao lớn

Chiều cao của trẻ được quyết định bởi gen di truyền, thực phẩm dinh dưỡng và môi trường sống của trẻ. Có thể nói thực phẩm dinh dưỡng quyết định 50% sự phát triển chiều cao của trẻ, đặc biệt khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển ở tháng thứ 6 đến 3 tuổi.

Trứng là nguồn thực phẩm dinh dưỡng giúp trẻ thông minh, cao lớn

Nguồn dinh dưỡng kích thích chiều cao của trẻ là thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, các loại đậu… Sữa được coi là thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời để hỗ trợ sự phát triển chiều cao ở trẻ. Sữa là nguyên liệu tối quan trọng trong cấu trúc xương. Mẹ nên cho trẻ uống 3 ly sữa mỗi ngày để đảm bảo cung cấp canxi cần thiết cho trẻ phát triển.
Trứng là thực phẩm dinh dưỡng vô cùng quen thuộc với trẻ ngay ở tháng tuổi ăn dặm dầu tiên. Trong trứng có chứa hàm lượng protein cao nhất. Hơn nữa, các bé lại vô cùng thích ăn trứng bởi vậy mà mẹ hoàn toàn có thể sử dụng làm thực phẩm dinh dưỡng hằng ngày kích thích chiều cao và tạo hứng thú cho con trong các bữa ăn.

Ngoài trứng, sữa, các loại đậu và rau bina cũng là thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời đồng hành với chiều cao của trẻ. Họ đậu và rau bina chứa chất sắt và giàu canxi giúp trẻ vừa thông minh vừa cao lớn.

Thực phẩm dinh dưỡng giúp bé thông minh

Hình minh họa
Sữa, trứng, các loại đậu đều là thực phẩm dinh dưỡng giàu canxi kích thích chiều cao đồng thời tăng cường trí não ở trẻ. Đây được coi là nguồn thực phẩm cần thiết mà mẹ không được bỏ qua cho trẻ. Ngoài ra, để giúp trẻ phát triển trí não mẹ cần bổ sung cho trẻ nguồn thực phẩm giàu omega. Những thực phẩm giàu omega 3 chứa chất phốt pho và axit béo omega-3 cần thiết cho hoạt động của não bộ. Những a xít này có mặt trong việc hình thành tế bào thần kinh, làm nhẹ quá trình chuyển những tín hiệu thần kinh giữa các nơron não bộ. Nhờ đó sự chú ý, trí nhớ, khả năng tập trung của bé được hoàn thiện hơn. Mẹ có thể bổ sung omega-3 cho trẻ từ các thực phẩm như cá hồi, quả óc chó, bắp cải, đậu phụ, và các loại hạt, ngũ cốc.

                                                                                                                              Theo: Tienphong.vn

Tuesday, May 31, 2016

Cẩm nang chữa trị bệnh táo bón ở trẻ em

Bệnh táo bón ở trẻ em đã trở thành một mối lo lắng của bất kì bà mẹ nào có con nhỏ. Khi bé không thể tự đi vệ sinh một cách bình thường được làm các mẹ rất xót xa và luôn tìm cách chữa trị táo bón cho con bằng các phương pháp tốt nhất. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cho các mẹ vài phương pháp trị táo bón cho trẻ đơn giản mà ăn toàn nhất.

1. Bệnh táo bón ở trẻ

Bệnh táo bón ở trẻ là tình trạng khoảng cách giữa hai lần đi ngoài quá lâu, phân rắn, khó bài xuất phân. Bình thường khoảng cách giữa hai lần đi ngoài tùy theo lứa tuổi.

Hình minh họa
1. Biểu hiện táo bón ở trẻ tùy thuộc theo độ tuổi

Để nhận biết trẻ bị bệnh táo bón mẹ phải quan tâm đến biểu hiện và độ tuổi của trẻ. Từ đó mới biết cách chữa trị bệnh táo bón của trẻ đúng nhất.

Trẻ nhỏ hơn 12 tháng thường có biểu hiện: Trẻ bị táo bón thường đi cầu có phân trông cứng và giống như các viên bi tròn nhỏ (còn gọi là phân dê). Trẻ có thể khóc khi cố gắng rặn hay đi cầu ít lần hơn trước đó, nghĩa là trẻ đi cầu 1 lần/ 1-2 ngày so với thói quen trước đó là 3-4 lần/ ngày. Trẻ nhỏ có thể uốn cong lưng, khép chặt mông và khóc.

Trẻ mới biết đi sẽ lắc lư tới lui trong khi gồng chân và mông, uốn cong lưng, nhón gót, vặn vẹo, bồn chồn, có thể ngồi chồm hổm, hoặc có tư thế bất thường.

Trẻ lớn hơn: Nếu trẻ đi cầu ít lần hơn bình thường hoặc than đau khi đi cầu, có thể trẻ đang bị táo bón.
Ví dụ: bình thường bé đi cầu 1-2 lần mỗi ngày, nếu đến 2 ngày mà trẻ vẫn chưa đi thì có thể trẻ bị táo bón.

2. Cách chữa trị bệnh táo bón ở trẻ em hiệu quả và an toàn nhất

Chữa trị bệnh táo bón ở trẻ theo phương pháp dân gian

Mật ong là một bài thuốc dân gian đơn giản được các mẹ sử dụng phổ biến. Gần đây, khoa học đã chứng minh mật ong nguyên chất hấp thụ nước và cũng có thể chứa rất nhiều nước. Sự kết hợp này giúp mật ong giữ cho khối phân mềm và ẩm ướt khi đi qua hệ tiêu hóa. Do đó, mật ong hoạt động như một chất bôi trơn kích thích ruột đẩy phân ra ngoài. Các bài thuốc từ mật ong trị bệnh táo bón cho trẻ như:

Hình minh họa
Cà rốt nấu mật ong

Nguyên liệu:
- 50g cà rốt.
- 25ml mật ong.

Cách làm:
Cà rốt rửa sạch, xay nhỏ, cho mật ong vào, thêm 150 ml nước quấy đều, đun nhỏ lửa. Cho bé ăn ngày 2 lần.

Nước ép cam mật ong

Nguyên liệu:
- 2 quả cam
- 30 ml mật ong
- 1 ít vỏ cam thái nhuyễn.

Thực hiện:
Cắt cam thành hạt lựu lớn. Cho nước cam, mật ong, cam cắt hạt lựu, đá viên vào bình lắc, lắc đều tay. Sau đó, cho nước cam và mật ong ra ly, rắc một ít vỏ cam thái nhuyễn lên trên, cắm ống hút, trang trí thêm lát cam, dùng lạnh.

3. Thực phẩm bổ trợ hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ

Mẹ cần cho bé ăn nhiều chất xơ để làm mềm phân. Cho bé ăn nhiều loại thức ăn giàu chất xơ như đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả. Uống nước đầy đủ sẽ giúp làm mềm phân. Chú ý không nên cho bé uống nhiều sữa. Sữa có thể góp phần vào việc xuất hiện chứng táo bón.

Bên cạnh đó các mẹ có thể cho bé sử dụng men vi sinh. Đó là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột có nhiệm vụ biến đổi chất xơ thực phẩm, thức ăn chưa tiêu hoá hết ở ruột non thành các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Các vi khuẩn có ích có khả năng lấn áp, đè bẹp và tiêu diệt rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, giúp cho hệ miễn dịch tại đường ruột tăng cường hoạt động.

4. Một số loại thuốc hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ

Các thuốc chống táo bón bây giờ hiện tại đều có một mục đích duy nhất là làm mềm phân như:
Duphalac.
Sorbitol.
Polyethylene glucol có hiệu quả thẩm thấu nhưng không bị thủy phân nên không bị trướng bụng.

5. Khi nào nên đưa bé đến bệnh viện

Trong những trường hợp sau cha mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ:

Tình trạng bệnh táo bón ở trẻ kéo dài trên một tuần, việc thay đổi chế độ ăn của mẹ dành cho bé không có tác dụng thay đổi.

Ngay khi sinh xong, bé bị táo bón, bụng chướng và không đi vệ sinh được.
Bé bị táo bón ảnh hưởng đến sức khỏe như sút cân, biếng ăn, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn mửa…

                                                                                        Cẩm nang chữa trị bệnh táo bón ở trẻ em
                                                                                                         Theo: Tienphong.vn

Chuyện kể cho bé "Cóc gọi trời mưa"

CÓC GỌI TRỜI MƯA

Cóc gọi trời mưa

Đã lâu lắm rồi,
Trời cứ nắng mãi mà không có một giọt mưa. 
Nước ở ao hồ khô cạn.
Cây cỏ bắt đầu vàng úa.
Gà, Vịt và muôn loài nháo nhác đi tìm nước uống.

Thấy thế, Cóc bèn lên trời để hỏi ông Trời.
Cóc nổi trống "thùng, thùng, thùng" và gọi to:
"Ọc ! Ọc ! Ọc ! Ông trời ơi! Mau mưa xuống thôi!".

Nghe tiếng Cóc gọi,
Ông trời cho gọi thần mưa đến.
Thần mưa nhận lỗi vì mải chơi nên quên làm mưa.
Thần mưa vội làm cho nước rơi xuống hạ giới

Nhờ có mưa, muông thú lại tha hồ uống nước, còn cỏ cây lại trở nên tươi tốt.
Từ đấy, hễ nghe có tiếng Cóc kếu
"Ọc...ọc...ọc"...., ông Trời lại ra lệnh cho mưa rơi xuống.


Để nuôi con khỏe mạnh các mẹ cần phải biết

Các bậc cha mẹ đều mong muốn con mình có sức khỏe tốt và thông minh lanh lợi. Để có được sức khỏe tốt các bé ăn ngủ tốt để có sức đề kháng tốt cho cơ thể. 

Hình minh họa
Khi bé có các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm các mẹ lấy củ hành trắng giã nhỏ đắp trên đỉnh đầu, đội mũ kín khoảng 15-20 phút rồi lấy ra. Khi bé ngủ, mẹ giã nhỏ vài tép tỏi, bỏ vào trong khăn sữa mỏng cột chặt, nhỏ chút rượu vào khăn rồi để trên gối bé ngủ. Làm vài lần như vậy bé sẽ đỡ ngạt mũi, hắt hơi và cảm cúm và ho.

Để phòng bé bị hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm... Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ hãy bôi tinh dầu tràm vào gan bàn chân của bé sẽ giúp bé phòng tránh cũng như điều trị cảm cúm, giảm ho và giảm sốt cực kỳ hiệu quả.

Khi bé tắm mẹ cho vài hạt muối và nhỏ vào chậu nước vài giọt tinh dầu tràm bé sẽ đỡ ốm vặt hơn hay mẹ bôi lên yếm, cổ áo hoặc thoa lên lưng, ngực và cổ của bé khi bé ngủ. Khi bé bị cảm cúm, viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, ho… cũng dùng cách như trên để bảo vệ bé yêu.

Khi con chơi với bạn bè, thỉnh thoảng cho con chơi đất cát, lâu lâu để con đi chân không nhưng rất hạn chế, vì sợ con bị nhiễm giun sán. Sau khi bé chơi tắm rửa bằng sữa tắm trẻ em, lau khô cẩn thận.

Đặc biệt, sau khi tắm, lau khô xong thì thoa dầu vào ngực, cổ, mỏ ác, hai lòng bàn chân, xung quanh rốn.

Tuần nào mẹ cũng lấy bông tai ngoáy tai bởi sau khi tắm nước dễ vô tai bé dẫn đến dễ bị viêm tai giữa hoặc bị nấm.

Trẻ con rất hay ra mồ hôi nên nơi bé nằm ngủ phải thoáng rộng, luôn lót một chiếc khăn to mỏng dưới đầu bé để mồ hôi thấm vào khăn không làm bé bị nhiễm lạnh.

Trước khi pha sữa, nấu đồ ăn, lau mặt mẹ phải rửa kỹ tay bằng xà bông rửa tay. Sau khi con đi tiểu mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho con và rửa sạch tay mẹ bừng xà bông.

Những đồ pha sữa hay chén, muỗng, ly riêng của bé nên thường xuyên rửa và tráng bằng nước sôi.

Đồ chơi của bé được làm sạch thường xuyên và phơi nắng kỹ. Trẻ con thường rất hiếu động nên cũng cần lau và rửa tay chân của bé liên tục kẻo bé vô tình cầm đồ ăn sẽ dễ bị nhiễm bẩn.

Nhà cửa nên lau dọn hàng ngày, chăn gối cũng nên giặt liên tục để tránh nhiễm bệnh do vi khuẩn lâu ngày sinh ra. Chúc các bé có sức khỏe tốt.

Những triệu chứng nhận biết men gan của bạn đang tăng cao

Tăng men gan là một bệnh rất khó xác định qua các triệu chứng bên ngoài. Men gan đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Cuộc sống hiện nay càng hiện đại thì nguy cơ tăng men gan lại càng cao do việc thường xuyên ăn các loại thức ăn nhanh hay sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. 

Hình minh họa
- Những triệu chứng của bệnh tăng men gan

- Những dấu hiệu của việc tăng men gan là rất ít, hầu hết là không có triệu chứng lâm sàng nào. Với một số trường hợp người bệnh cảm thấy hơi đau nhẹ ở vùng bụng dưới. Có thể do xuất hiện những sự giãn các vi mạch ở vùng cổ và vùng mặt. . Người bị tăng men gan vẫn có thể sinh hoạt được bình thường. Giai đoạn tăng men gan này có thể kéo dài từ một hai tuần đến vài tháng và trong nhiều trường hợp nó kéo dài đến vài năm.

Do trạng thái tăng men gan không có triệu chứng nào rõ rệt cho nên người bị tăng men gan thường không biết mình đã bị bệnh và thường có tâm lý chủ quan, không đi khám cũng như không có chế độ ăn uống hợp lý.  Uống bia  rượu nhiều, hút thuốc lá nhiều và những chất kích thích mang đến nhiều tác hại cho gan dẫn đến việc men gan ngày càng tăng. Và đến một mức độ nhất định, bệnh tình sẽ phát triển mạnh ở giai đoạn nặng hơn.

- Phương pháp điều trị tăng men gan

Người bị men gan cao cần phải bổ sung các loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin A như sữa bò, lòng đỏ trứng, rau muống, rau chân vịt, gan động vật, cà rốt, hẹ, tỏi tây, bắp cải…

Người bị men gan cao cần phải bổ sung các loại thức ăn có chứa hàm lượng vitamin B1 cao như: mạch nha, giá, hoa quả, đậu, lạc, rau xanh….

Người bị men gan cao cần phải bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin B2 như các loại hạt kê, đậu nành, trứng, sữa… Và các loại thức ăn chứa vitamin B6 như gan động vật, cật, thịt nạc.

Để điều trị tăng men gan, người bệnh không nên ăn các loại thực phẩm chứ nhiều chất đường hay có nhiệt lượng cao. Chất ngọt có thể gây ra mỡ trong gan, chất Triglyceride trong máu tăng khiến cho khả năng lưu thông máu giảm đi và độ kết dính tăng là cho tế bào hồng cầu ở vi huyết quản cùng với tiểu cầu tích tụ dẫn tới việc bị tắc nghẽn.

Người bị tăng men gan thường hoạt động thể lực ít và lại ăn nhiều thực phẩm có nhiệt lượng cao. Điều đó sẽ làm cho các chất dinh dưỡng bị dư thừa, khiến chất béo bên trong cơ thể tăng lên, từ đó dễ gây ra hiện tượng mỡ gan và mỡ máu cao. Sau đó dẫn đến tình trạng nặng hơn là tăng men gan, khiến cho bệnh tăng men gan chữa hoài không hết.

Thức khuya khiến bạn sẽ mắc rất nhiều bệnh, trong đó có tăng men gan. Các bạn nên đi ngủ trước 23h. Chúc các bạn có sức khỏe tốt.

Wednesday, May 25, 2016

Chuyện cho bé trước khi đi ngủ "Quả thị áo xanh"

Chuyện kể cho bé trước khi đi ngủ

Quả thị áo xanh

Hình minh họa
Mèo hát:

 "Meo... meo... meo
  Quả thị áo xanh
  Quả thị áo xanh
  Thị ơi! Dậy nhanh
  Đi chơi thị nhé!"

Nhưng quả thị vẫn ngủ say xưa
Rồi chú ỉn đi tới, chú dụi dụi mõn vào gốc cây.

Lợn hát:

"Ụt ịt... Ụt ịt...
Quả thị áo xanh
Quả thị áo xanh
Thị ơi! Dậy nhanh
Đi chơi thị nhé!"

Quả thị vẫn nằm im trên cành
Vịt đi đến cây thị và cũng rướn cổ lên nhìn.

Vịt hát:

"Quạc... quạc... quạc
 Quả thị áo xanh
 Quả thị áo xanh
 Thị ơi! Dậy nhanh
  Đi chơi thị nhé!"

Quả thị hé mắt ra nhìn
Lúc này, nó đã mang trên mình chiếc áo màu vàng.
Quả thị nhìn thấy các bạn Vịt, Mèo, Lợn đang chơi dưới gốc của mình.

Đúng lúc đó, một bà cụ đi tới bên gốc thị. 
Ngửi thấy mùi thị thơm nức, bà đưa giỏ ra và nói:

"Thị ơi, Thị rụng bị bà"
Thị thơm bà ngửi
Chứ bà không ăn!".

Quả thị nghe vậy, rơi luôn vào giỏ của bà.
Bà cụ đem quả thị về nhà.
Từ đó quả thị về ở với bà cụ.







 
Copyright © 2014 Sức khỏe Mẹ và Bé online